Văn hoá Việt Nam
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cái hay xưa và nay

Go down

Cái hay xưa và nay Empty Cái hay xưa và nay

Bài gửi by Mây mùa Thu Wed Sep 22, 2010 11:07 am

[center]Cái hay xưa và nay

Ngày xưa nước ta ảnh hưởng nền văn học Tàu, lấy chữ Hán làm chuẩn trong các cuộc thi, dần dần cải cách thành Hán Nôm, rồi chữ Nôm được hình thành, cũng gây nên sự tranh cải trong giới văn học xưa không ít, các cụ nho xưa luôn bảo thủ vốn chữ nho của họ, nhưng cũng có một số các nhà trí thức tiến bộ lại muốn cải cách, rồi các nhà truyền giáo, muốn dể dàng cho việc truyền giáo đã tạo ra những ký tự riêng cho người ta hiểu về giáo lý của họ, dần hình thành trong dân gian chữ Quốc Ngữ của ta ngày nay.

Có lẽ từ đời Vua Hùng Vương chữ Quốc ngữ đưọc chú trọng nhiều nhất? chữ Quốc ngữ gồm 24 chữ cái: a ă â b c d đ e ê i u ư o ô ơ g h k l m p q v x được phân biệt nguyên âm và phụ âm và bảng dấu giọng sắc, huyền, nặng, hỏi, ngã.

Gần đây tôi hay bị phê bình khi gieo vần những chữ có cùng nguyên âm ghép thêm phụ âm và bảng dấu lại bị phê bình là gieo lạc vận!???

Thí dụ: BÁT thông được với BẮT hay BẤT, mà KHÔNG thông được với CẮT hay CẤT hoặc MẮT hay MẤT... gieo như thế là lạc vận???

Tôi thấy chữ Việt bắt đầu từ nguyên âm + phụ âm + bảng dấu, theo tôi nguyên âm kèm phụ âm cùng bảng dấu sắc, huyền, nặng, hỏi ngả là đúng vần không có gì sai.

Các cụ thi sĩ xưa do chịu nhiều ảnh hưỏng của Hán Việt và phần đông các cụ là ngừơi Trung, Bắc mà cách phát âm của các miền nầy thì không đúng với dấu giọng của ngưòi miền nam, nên đã hình thành trong thơ ca những áng văn chương với cách gieo vần theo từng địa phương, có một số trở thành danh thư bất hủ, mặc dù họ đã sử dụng theo tiếng trại của địa phương.

Ngày nay các trưòng lớp, Và các nhà thơ, nhà biên soạn cũng thế! các nhà văn thơ hay lấy cách gieo vần của các cụ xưa làm chuẩn mực cho học sinh:

Vần nào Nguyễn Du có sử dụng được kể như thông vận
-Vần nào Nguyễn Du không sử dụng là cưỡng vận “

Theo tôi, nếu ngày nay chúng ta cứ theo chuản mực đó thì thật uổng phí cho việc thống nhất chữ Việt, nhất là mấy năm gần đây nưuóc ta đã có văn bản thống nhất chữ Việt, đã thống nhất đụơc âm giọng theo một miền, rỏ ràng như vậy , nhưng cách phát âm lơi lới, sai biết vần còn trong văn chương là sao?

Xưa có cái hay của xưa, nhưng nay có những cái hay của nay, ta cần cần thiết lập cho hoàn chỉnh hơn, không thể cứ rập khuôn.

Thí dụ như chữ trời: Người miền đông nam bộ đọc là chời; Người miền Trung đọc là trùi, và có một số nơi dạy học sinh gieo vần trong văn chương chấp nhận gieo các vần sau thay thế họ cho là thông vận

- ẤC và ỰC thông nhau

- ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau

ẤC và ỰC , AM, ỞM khác nguyên âm sao chúng thông nhau được?
Còn nửa

-ÊM thông với IM và EM

-AN thông với ƠN


--ĂNG, ÂNG, và ƯNG thông nhau

-ONG, ÔNG, và UNG thông nhau

-ANH, ÊNH và INH thông nhau
ÓNG và ÚNG thông nhau
-ẬT và ỨT thông nhau
-ẤC và ỰC thông nhau
-Ổ, Ũ, Ó, hay Ộ, Ú, Ọ thông nhau
-ĨA và UỆ thông nhau
-ẠM, ỢM, ÁM, ỞM thông nhau
-ẶN và ẨN hay UẨN thông nhau

Như vậy ta có thể thấy các từ nói trại không đúng của các miền đã được công nhận, chúng ta thử phát âm nghe xem thế nào nhá!
Thang điểm Thưng điểm
Ông Trời ung trùi
Thánh gióng thớn Giúng
ác nhơn ứt nhương
Trời ơi Trùi ui

Theo tôi, đã thống nhất ngôn ngữ được rồi thì ta không thể tiếp tục chấp nhận cho cách phát âm sai biệt của từng vùng như vậy được, chấp nhận trong văn học cũng có nghĩa chấp nhận cho họ quay về với cách phát âm sai biệt của mình, nhứt là trong văn chương càng không nên.

Tôi rất nể trọng các vị học vấn uyên bát, nhứt là những vị đã ra nước ngoài vẩn luôn hưóng về bảo tồn văn hoá Việt, tôi rất vui và cám ơn khi đưọc tiếp thu, học hỏi những kiền thức uyên bát của họ, và tôi cũng sẳn sàng bái sư, khi có cơ hội, nhưng việc phát âm, và gieo vần theo từng địa phương khi chưa thống nhất, như vậy việc thống nhất ngữ ngôn có thật sự thống nhứt chưa?

Chút ý kiến và nhận xét, mong các bậc cao trọng không chấp.
MD
Mây mùa Thu
Mây mùa Thu

Tổng số bài gửi : 233
Join date : 10/03/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết